Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Mỹ và Trung Quốc đàm phán AI: Cơ hội hợp tác hay nguy cơ va chạm?
    Tin Việt Nam
Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan
    Tin Cộng Đồng
Nổ tại căn cứ quân sự Campuchia, 20 binh sĩ thiệt mạng
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
David Beckham kiện tài tử 'Transformers'
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Y Học
Thuốc kháng COVID-19 của Pfizer và Meck: Ai có thể dùng và dùng ở thời điểm nào?
Cơ quan Dược phẩm châu Âu (EMA) đã khuyến nghị các nước thành viên có thể sử dụng hai loại thuốc kháng virus SARS-CoV-2 là Paxlovid của Pfizer và Molnupiravir của Merck.

Khuyến nghị được đưa ra ngay trước thời điểm EMA nhóm họp để xem xét cấp phép sử dụng chính thức với Paxlovid và Molnupiravir (tên thương mại tại châu Âu là Lagevrio). Điều này đồng nghĩa với việc các bệnh nhân mắc COVID-19 có thể sẽ sớm được tiếp cận với phương pháp điều trị mới ngay tại nhà.

Hai loại thuốc kháng này hứa hẹn sẽ tạo ra bước tiến mới trong cuộc chiến chống đại dịch, khi chứng tỏ được hiệu lực trong việc giảm nguy cơ nhập viện và tử vong ở nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao. Với số ca nhiễm mới tại nhiều nước châu Âu tăng nhanh do sự xuất hiện của biến thể Omicron, chính phủ nhiều nước thành viên EU dự kiến sẽ sớm đưa Paxlovid và Molnupiravir vào điều trị cho bệnh nhân ngay sau khi được cấp phép, thương mại hóa nhằm giảm sức ép với hệ thống y tế.

Nhưng Paxlovid và Molnupiravir không phải là thuốc dành cho mọi đối tượng dương tính với SARS-CoV-2. Hai loại thuốc kháng này chủ yếu dùng cho người bệnh thể nhẹ, trung bình và có nguy cơ tiến triển thành bệnh nặng. Cụ thể, đó là người cao tuổi và những người có bệnh nền như bệnh tim, ung thư, tiểu đường vốn thuộc nhóm dễ bị tổn thương trước COVID-19.

Tại Mỹ, Molnupiravir không được cấp phép sử dụng cho trẻ em, bởi thuốc có thể ảnh hưởng đến quá trình phát triển, hoàn thiện của bộ xương. Phụ nữ mang thai cũng được khuyến cáo không sử dụng Molnupiravir, do tiềm ẩn nguy cơ sinh con dị tật. Các chuyên gia khuyến cáo không nên dùng Paxlovid với bệnh nhân mắc bệnh thận, gan thể nặng.

Ngoài ra, thuốc này cũng có phản ứng với một số loại thuốc khác khi dùng song song, khiến Paxlovid không phải là lựa chọn tốt nhất với một số nhóm bệnh nhân. Đáng chú ý, cả hai đều không được phép dùng để điều trị các bệnh nhân mắc COVID-19 phải nhập viện điều trị.

Nghiên cứu bước đầu cho thấy điều trị bằng Molnupiravir và Paxlovid phải được thực hiện sớm, trong khoảng 5 ngày đầu kể từ thời điểm xuất hiện triệu chứng. Những dấu hiệu dễ nhận biết nhất về triệu chứng gồm có ho, đau đầu, sốt, mất vị giác, khứu giác, đau mỏi cơ thể.

Theo Tiến sĩ Cameron Wolfe, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Duke, bang North Carolina (Mỹ), bệnh nhân nên dùng ngay thuốc kháng sau khi có triệu chứng. Bởi nếu chờ đến khi xuất hiện tình trạng khó thở, người bệnh đã đánh mất khoảng “thời gian vàng” mà Paxlovid và Molnupiravir có thể phát huy công hiệu tốt nhất.

Ngày 22/12, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) Mỹ cấp phép sử dụng thuốc viên Paxlovid để điều trị tại nhà cho người bệnh COVID-19. Quyết định của FDA đem đến hy vọng trong cuộc chiến chống đại dịch. FDA cho biết thuốc chỉ định cho bệnh nhân từ 12 tuổi trở lên, đặc biệt là người dễ chuyển nặng do yếu tố tuổi tác hoặc bệnh nền như béo phì, tiểu đường. Liệu trình điều trị gồm 30 viên Paxlovid và thuốc bổ trợ trong 5 ngày. Liều dùng một lần là hai viên Paxlovid và một viên ritonavir (thuốc kháng HIV) liều thấp. Ritonavir sẽ giúp thuốc Paxlovid tồn tại trong cơ thể với thời gian dài hơn.

Liền sau đó một ngày, FDA cũng đã cấp phép sử dụng đối với thuốc kháng Molnupiravir này ở nhóm đối tượng bệnh nhân lớn tuổi và có nguy cơ cao bệnh trở nặng. Phó chủ tịch cấp cao phụ trách lâm sàng của Merck, ông Nick Kartsonis, khẳng định Molnupiravir có những ưu điểm nhất định so với thuốc của Pfizer dù hiệu quả không bằng. Nổi bật là việc Molnupiravir không yêu cầu một loại thuốc thứ hai dùng kèm để tăng hiệu quả, có thể dùng với nhóm bệnh nhân đặc biệt, bao gồm cả những người mắc bệnh gan, thận thể nặng.

Ở thời điểm hiện tại, cả Paxlovid và Molnupiravir đều được kỳ vọng có được hiệu lực cao trước biến thể Omicron. Đó là bởi hai loại thuốc kháng này không nhằm ức chế protein gai (spike protein), nơi tập trung các đột biến nguy hiểm nhất của Omicron. Hai mẫu thuốc này có cơ chế hoạt động khác biệt nhằm ngăn chặn virus lây nhiễm.
DanQuyen.com (Theo baotintuc.vn)
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Những thói quen xấu gây hại dạ dày người Việt hay mắc phải (20-04-2024)
    Bernard Healthcare đón tiếp chuyên gia ung thư Mỹ, tiếp tục mở rộng hợp tác quốc tế (09-04-2024)
    Vì sao tỷ lệ hiến mô, tạng tại Việt Nam rất thấp và không tăng 10 năm qua? (08-04-2024)
    Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm có số mắc cao, Hà Nội yêu cầu giám sát chặt (08-04-2024)
    Ấn Độ ra mắt liệu pháp tế bào CAR-T bản địa đầu tiên để điều trị ung thư (04-04-2024)
    Nữ nhân viên y tế của Bệnh viện E bị chết não, hiến toàn bộ tạng cứu người (04-04-2024)
    Chụp X-quang phát hiện nhiều người trẻ phổi trắng xóa, nguyên nhân vì đâu? (02-04-2024)
    Hàn Quốc: Bác sỹ cấp cao tại các bệnh viện lớn sẽ giảm thời gian làm việc (31-03-2024)
    Bộ Y tế thông tin về ca mắc cúm A/H5N1 tử vong (25-03-2024)
    Người bị nhiễm cúm A/H5N1 thường tử vong với tỷ lệ cao, Bộ Y tế khuyến cáo 5 biện pháp phòng, chống (24-03-2024)
    Tắm 3 kiểu này 'mạng sống mỏng hơn giấy' (17-03-2024)
    Chi trăm triệu đồng sinh con đầu lòng (15-03-2024)
    Em bé thứ hai của Việt Nam được sửa tim bào thai chào đời khỏe mạnh (29-02-2024)
    Hai ca nghi nhiễm chất cực độc ở TP.HCM ăn gì trước khi nhập viện? (22-02-2024)
    Loài cây mọc hoang nay 'lên đời' thành cây dược liệu giúp người trồng kiếm hàng trăm triệu (18-02-2024)
    Nhồi máu cơ tim khi đi chơi Tết (18-02-2024)
    Bộ Y tế lấy ý kiến đề xuất xác định nồng độ cồn trong hơi thở tài xế (05-02-2024)
    Cả nước đã có 6 trường hợp tử vong vì đậu mùa khỉ, Hà Nội tăng cường cảnh giác (31-01-2024)
    Thanh niên bị bệnh viện 'trả về' lo hậu sự bất ngờ được một bệnh viện khác cứu sống (24-01-2024)
    Con rể và mẹ vợ nhập viện sau khi ăn sam biển nướng (23-01-2024)

Các bài viết cũ:
    Omicron có thể là biến chủng gây lo ngại cuối cùng (26-12-2021)
    Virus SARS-CoV-2 có thể trú ẩn trong nội tạng hàng trăm ngày (26-12-2021)
    Trẻ mắc COVID-19 điều trị tại nhà, cần tránh ăn những thực phẩm gì? (26-12-2021)
    Điểm sáng giữa cuộc khủng hoảng vì biến chủng Omicron (24-12-2021)
    Australia thử nghiệm thuốc xịt mũi heparin phòng COVID-19 (24-12-2021)
    Nga phát triển bộ xét nghiệm có khả năng phát hiện ngay biến thể Omicron (23-12-2021)
    Các triệu chứng nổi bật khi nhiễm biến thể Omicron là gì? (23-12-2021)
    Philippines phê duyệt sử dụng thuốc molnupiravir điều trị COVID-19 (23-12-2021)
    Mũi vaccine thứ ba của AstraZeneca có hiệu quả chống lại biến thể Omicron (23-12-2021)
    Người đã nhiễm biến thể Delta vẫn có nguy cơ cao nhiễm Omicron (22-12-2021)
    Nhà dịch tễ học hàng đầu Australia nhận định biến thể Omicron ít độc lực hơn so với Delta (21-12-2021)
    Biến thể Omicron gây nguy cơ tái nhiễm gấp 5 lần Delta (20-12-2021)
    Vaccine Nanocovax: Cần bổ sung dữ liệu ca mắc COVID-19 thực tế (20-12-2021)
    Tỷ lệ nhập viện vì Omicron thấp hơn 11 lần so với Delta (19-12-2021)
    Vaccine phát huy hiệu quả trước biến thể Omicron (19-12-2021)
    WHO giải thích lý do chậm trễ phê duyệt vaccine Sputnik V (19-12-2021)
    Xuất hiện phiên bản 'Omicron tàng hình' (17-12-2021)
    Điều cần biết về tiêm vaccine COVID-19 liều bổ sung, nhắc lại (16-12-2021)
    WHO: Chúng ta có thể kết thúc đại dịch Covid-19 trong năm 2022 (16-12-2021)
    Biến thể Omicron lây truyền nhanh qua đường hô hấp theo cấp số nhân (16-12-2021)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152760365.